Bí kíp vượt qua nỗi sợ hãi nói tiếng Anh

Khi gặp người nước ngoài, bạn có dám nói chuyện? Khi bạn bè chém mấy câu tiếng Anh, bạn có hiểu được không? Nếu bạn cảm thấy khó chịu khi chém tiếng Anh thì xin chúc mừng, đây là bài viết dành cho bạn. Evergreen sẽ giúp bạn vực dậy sự tự tin khi giao tiếp, đặc biệt là English. Nào chuẩn bị tinh thần ngay thôi!

I. TẠI SAO NGƯỜI “MẤT GỐC” LẠI SỢ NÓI TIẾNG ANH?

Sợ phát âm bị “quê” không chuẩn? Sợ nói sai ngữ pháp? Sợ đang nói thì bí từ? Sợ người ta không hiểu mình nói gì? Sợ mình hiểu sai? Sợ bị người giỏi chê cười, đánh giá? Hay cứ nhìn thấy Tây là sợ, là tránh mà không cần biết lí do tại sao luôn?

Thế là càng kém thì càng sợ và càng sợ thì càng kém, một cái vòng luẩn quẩn không có lối thoát đúng không nào?

Vậy làm thế nào để vượt qua được nỗi sợ hãi nói tiếng Anh nếu muốn giao tiếp được với người nước ngoài?

II. PHƯƠNG PHÁP VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI: TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH THỰC TẾ

Bạn ạ, chẳng có một phương pháp nào dạy người ta bơi thành công nếu phương pháp đó không “đạp” bạn xuống nước. Xin lỗi tôi dùng từ mạnh, để bạn nào đang buồn ngủ thì tỉnh táo hơn chút nha.

Chỉ có lao vào trải nghiệm thực tế mới là cách đối mặt, giết chết nỗi sợ hãi. Là bước ngoặt quan trọng để bạn tự tin giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài !

1. Hoạt động 1: PHỎNG VẤN NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đây là hoạt động trải nghiệm đơn giản dễ dàng nhất, mà nhiều người gọi là SĂN TÂY

Thực tế, nhiều bạn đã thất bại, chán nản và từ bỏ phương pháp tự học này. Có thể bạn không biết mình cần chuẩn bị những gì hoặc làm chưa tốt. Và đây là những chia sẻ của tôi giúp bạn ít nhiều chuẩn bị tốt hơn. Khi đó bạn đã chắc thắng 40% rồi đấy nhé.

a. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI “SĂN TÂY”

Bước 1: CHUẨN BỊ TÂM LÍ
1. Xác định bị từ chối, bơ 1 cách lạnh lùng là điều bình thường

Never give up! Failure and rejection are only the first step to succeeding

Không một ai luôn sẵn sàng nói chuyện với một người lạ giữa đường cả. Có vô số nguyên nhân khuyến bạn trở thành không khí luôn. Vì họ có thể đang không vui hay đang bận. Vì đơn giản là bạn chưa làm người ta thấy ấn tượng. Vì trông bạn như đang định bán cái gì đó chẳng hạn :p. Cho nên chuẩn bị tâm lý bị “phũ” là điều cần thiết. Hãy giữ sự vui vẻ, đầy cảm hứng khi tiếp cận mục tiêu tiếp theo. Không thì đảm bảo là bạn đang hứng lên lại ủ rũ chán nản ra về. Tạch!

Và bạn cần hiểu là: Tây đến HN thực sự họ rất thích được kết bạn, được người bản địa giúp đỡ. Đa số họ tính thoáng, thoải mái, cởi mở. Chỉ là cách tiếp cận của bạn như thế nào thôi, hoặc tâm trạng, thời gian họ không cho phép, chứ nhiều khi đừng vội đổ lỗi cho họ là kiêu, khó gần, khinh người.

Nên không việc gì phải ngại, phải sợ nhé. Mặt phải dày lên, bôi một lớp dày kem chống ngại vào . Họ có biết bạn là ai đâu, và với họ, bạn cũng là người nước ngoài cơ mà. Tất cả đều bình đẳng!

Never give up! Failure and rejection are only the first step to succeeding.

– Jim Valvano –

2. Đặt mục tiêu cho một cuộc nói chuyện, bạn muốn nó đi tới đâu?

Đừng chỉ dễ dãi với bản thân là loanh qua loanh quanh nói chuyện được vài câu căn bản. “Săn Tây” mà lần nào cũng “săn xã giao” như thế sẽ gây ra nhàm chán, mà lại không luyện được nhiều.

Lý tưởng nhất là biến người lạ thành quen, rồi dần thành bạn. Bạn có nghĩ được là, chỉ cần có một người bạn Tây thôi thì quý báu như thế nào không? Hơn bất kì một cuốn sách nào, một giáo viên nào, một khóa học nào! Nên đừng để mỗi cuộc làm quen bị cắt cụt lãng phí !

One important key to success is self-confidence. An important key to self-confidence is… preparation.

One important key to success is self-confidence. An important key to self-confidence is… preparation.

– Arthur Ashe –

 

Bước 2: CHUẨN BỊ KIẾN THỨC

Muốn để Tây thích thú, đầu tiên hãy nói những điều họ muốn nghe, hơn là những điều bạn thích nói. Các chủ đề căn bản nhất là:

  • Du lịch, hay những địa điểm thú vị
  • Con người HN, văn hóa, tập quán
  • Ẩm thực, các chỉ dẫn hữu ích để tìm được món ngon, địa chỉ rẻ,…

Đừng học từ vựng riêng lẻ, mà hãy học qua các đoạn hội thoại. Học thuộc một chùm câu hỏi căn bản thuộc các chủ đề trên (GG không tính phí nha). Ghi chép lại vào sổ.

Tell them what they wanna hear

Bước 3: CHUẨN BỊ KĨ NĂNG
  • Luyện nói bằng cách độc thoại trước gương, tự đóng vai 2 nhân vật. Tưởng tượng ra một cuộc thoại đơn giản, thú vị.
  • Hát tiếng Anh là một cách để luyện cơ miệng cho dẻo và trơn hơn. Trên đường đi săn Tây, đừng quên ngân nga bài hát mình yêu thích cho thư giãn và duy trì cảm hứng.
  • Nếu bạn không dám đi một mình thì trước hết nên đi theo bạn bè, câu lạc bộ, các đoàn hướng dẫn viên cho Tây ở Văn Miếu cũng hay. Bạn học cách còn được lên tinh thần, động lực học để nói được giống như họ nữa đó.
  • Kỹ năng giới thiệu bản thân như thế nào cũng không phải làm bừa, nhớ gì nói đấy đâu nhé. Có một motip quen thuộc, và ngày xưa tôi cũng đã dùng đó là: “Tôi là … SV năm … Ngành, Trường … Tôi rất kém tiếng Anh nên muốn học … Bạn vui lòng giúp tôi …”

Như bên trên tôi có nói: Muốn để Tây thích thú, đầu tiên hãy nói những điều họ muốn nghe, hơn là những gì bạn muốn nói. Những người nước ngoài đến HN để tham quan, khám phá và thư giãn. Đừng mong họ hứng thú với việc phải “dạy tiếng Anh” cho bạn. Việc của bạn là cần gây thiện cảm tốt, khiến họ thích vì bạn dễ mến, hoặc mang lại điều gì đó cho họ. Mang-lại-điều-gì-đó cho họ.

Tell them what they wanna hear

– Ray Ray –

Bước 4: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
  • Luôn luôn phải có bút sổ làm bạn đồng hành, mà ở nhà bạn đã phải ghi chép kiến thức chuẩn bị rồi. Thỉnh thoảng khi giải lao hay lúc bí quá thì dùng. Thấy cái gì hay, cái gì khó không hiểu cũng ghi lại được luôn. Trong trường hợp mình nói gì Tây không hiểu hoặc ngược lại, thì là lúc cuốn sổ sẽ “cấp cứu”. Cứ viết ra là ai cũng hiểu.
  • Card visit hay bất kỳ tờ giấy nào ghi thông tin cá nhân bạn: SĐT, email, Facebook,… Hãy miêu tả bản thân một cách ngắn gọn nhưng thú vị, đáng nhớ. Và những điều bạn có thể giúp đỡ họ. Chắc các bạn cũng đoán được để làm gì đúng không? Đúng rồi, đó là một chuẩn bị quan trọng để giữ quan hệ đấy.
  • Smartphone online Facebook hay Zalo được để có thể add friend ngay lập tức, gửi ảnh bạn cùng chụp với họ (không có cũng không sao, về nhà làm). Việc này thực sự giúp ích như thế nào, chỉ có bạn trải nghiệm rồi sẽ hiểu.

OK, vậy là công tác chuẩn bị ở nhà xong rồi, chúng ta sẽ làm gì? Tất nhiên là xách mông lên và “nhảy xuống nước” thôi. Chìm hay nổi phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị, nỗ lực và cố gắng chăm chỉ của bạn đấy.

 

Vậy là hôm nay chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ càng cho hoạt động trải nghiệm đầu tiên: Nói chuyện với người nước ngoài hay Săn Tây. Không chỉ giúp bạn chiến thắng nỗi sợ hãi nói tiếng Anh mà còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp với người lạ đấy. Một mình không phải là xấu nhưng bạn nên có thêm vài người bạn cùng đi Săn Tây. Nó giúp cho câu chuyện trở nên thú vị hơn và cũng giúp nhau đỡ bí trong nhiều trường hợp. Hãy tiếp tục cùng Evergreen trải nghiệm cuộc sống và trải nghiệm tiếng Anh nha!

Related Post