[Video] Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon?

Bạn đã bao giờ cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi thức dậy? Đó chắc chắn không phải là vấn đề của riêng ai. Từ việc thức khuya dậy sớm cho đến cả việc ngủ đủ 8 tiếng đồng hồ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi. Muốn tìm ra giải pháp thì phải biết nguyên đã. Đó cũng chính là nội dung rất bổ ích mà web5ngay đã tổng hợp giúp chúng ta. Làm thế nào để ngủ dậy không cảm thấy mệt mỏi? Evergreen chia sẻ lại video hướng dẫn cách giúp bạn có một giấc ngủ ngon, giấc ngủ sâu, đầy đủ và cảm thấy dễ chịu sau khi thức giấc. Nhờ đó, bạn sẽ có 1 ngày làm việc và học tập đầy hứng khởi đấy (chứ cả người lừ đừ, mệt mỏi liệu là coi như mất toi 1 ngày rồi.).

I. Khoa học về giấc ngủ

Cách ngủ ít mà không mệt

II. Tổng hợp kiến thức về giấc ngủ

1. Tìm hiểu về giấc ngủ

Giấc ngủ được chia ra làm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút với 5 giai đoạn: 1. Ru ngủ -> 2. Ngủ nông (50%) -> 3. Ngủ sâu (10%) -> 4. Ngủ rất sâu -> 5. Ngủ mơ. Cứ hoàn thành 5 giai đoạn (1 chu kỳ) chúng ta lại bắt đầu 1 chu kỳ tiếp theo.

1 chu kỳ của giấc ngủ chia làm 5 giai đoạn, kéo dài trong 90 phút

2. Làm sao để có 1 giấc ngủ ngon?

  • Ngủ đủ giấc (từ 3-6 chu kỳ), tốt nhất là 5 chu kỳ.
  • Thức dậy đúng lúc: Điểm giao thoa giữa cuối chu kỳ này (giai đoạn 5) và đầu chu kỳ tiếp theo (giai đoạn 1)

Thức dậy đúng lúc vào thời điểm giao thoa giữa 2 chu kỳ giúp bạn có giấc ngủ ngon

3. Công thức cho giấc ngủ ngon

Giờ thức dậy = Giờ đi ngủ + 1,5hx5 + X

Trong đó: 1,5h chính là 1 chu kỳ 90′, X là khoảng thời gian bạn ước lượng thời gian để vào được giấc ngủ

Lưu ý: Trung bình mất khoảng 14′ từ khi nằm xuống đến lúc chìm vào giấc ngủ.

4. Công thức khi bạn muốn thức dậy trước 1 mốc thời gian

Chu kỳ hoàn hảo cho giấc ngủ ngon là 5. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể ngủ từ 3-6 chu kỳ. Nếu thấp hơn 3 chu kỳ hay hơn 6 chu kỳ thì dù bạn thức đúng điểm giao thoa vẫn cảm thấy mệt mỏi thôi. Vì vậy bạn có thể thay công thức trên:

Giờ thức dậy = Giờ đi ngủ + 1,5hxC + X

Trong đó: C là số chu kỳ: 3 hoặc 4 hoặc 5 hoặc 6

Như vậy, bạn chỉ cần giảm C xuống từ 5 còn 4 hoặc 3 (tối thiểu là 3) là bạn có thể thoải mái thức dậy mà không lo mệt mỏi (dù có ngủ ít đi 1 chút).

Tuy nhiên, nên lưu ý, đây chỉ là thời gian hợp lý cho giấc ngủ ngon. Nếu như bạn có đồng hồ sinh học thay đổi liên tục sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể (thời gian hoạt động của các cơ quan đều cố định đấy). Vậy nên, nếu bất đắc dĩ phải thức khuya để hcoj bài hay làm việc thì nhớ áp dụng. Còn trong những ngày bình thường thì nhớ ngủ sớm và đủ giấc nha!

Ngoài ra, trong trường hợp bạn thức dậy đúng vào thời điểm giao thoa giữa 2 chu kỳ nhưng lại tiếp tục ngủ nướng để lại rơi vào chu kỳ ngủ tiếp theo. Đó là việc rất nguy hiểm vì nếu bạn thức dậy vào giai đoạn số 4 Ngủ rất sâu thì chắc hẳn bạn sẽ có 1 ngày vô cùng mệt mỏi đấy.

5. Website giúp bạn tính nhanh thời điểm đi ngủ hoặc thức dậy hợp lý

Nếu như bạn ngại phải tính toán trước khi đi ngủ, hãy sử dụng trang web dưới đây:

https://sleepyti.me/

Bạn chỉ cần nhập thời gian cần thức giấc. Nó sẽ giúp bạn tính toán thời gian đi ngủ hợp lý. Hoặc nếu hiện tại bạn đi ngủ thì nó sẽ giúp bạn tính toán thời gian thức dậy thoải mái nhất. Rất hữu ích đấy.

 

Như vậy chúng ta đã tìm ra cách trả lời được câu hỏi làm sao để ngủ ít mà không cảm thấy mệt mỏi rồi đấy. Mình chia sẻ để những ai đã từng cày thâu đêm như mình có thể thức dậy hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu là thức khuya chơi game hay online MXH Facebook thì dừng lại sớm nha. Có hại cho sức khỏe lắm đó. Mong rằng với kiến thức về giấc ngủ được chia sẻ trên web5ngay và Evergreen tổng hợp lại sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon và 1 ngày sảng khoái. Hãy theo dõi Evergreen để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nha!

Related Post