Trách nhiệm xử lý các trung tâm đào tạo lừa đảo thuộc về ai?

Bài viết nằm thứ 8 trong 9 phần của series Cảnh báo trung tâm đào tạo Sky Edu lừa đảo

Sau hàng loạt video của phóng sự về những trung tâm Anh ngữ lừa đảo được phát sóng, các bên liên quan đã có phản hồi. Tuy nhiên, trách nhiệm thuộc về ai? Kết luận cuối cùng cho việc xử lý hành vi lôi kéo, dụ dỗ sinh viên của các trung tâm đào tạo này như thế nào? Một quả bóng được đá qua đá lại sẽ còn tiếp tục đến bao giờ? Chúng ta cùng Evergreen theo dõi diễn biến câu chuyện!

Khi người trong cuộc đứng ngoài cuộc

Với nhiều lý do, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã từ chối buổi ghi hình phỏng vấn với phóng viên VTV24. Vì vậy, chúng ta chỉ có một đoạn ghi âm cuộc trao đổi qua điện thoại của phóng viên với đại diện sở này.

Trung tâm ấy khi cấp phép rồi mà nó làm bậy thì mới thuộc quản lý của sở. Nó mở ra như thế mà chưa cấp phép. Để như vậy thì thuộc sự quản lý của địa phương.” – Ông Chử Xuân Dũng – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội.

Ông giá dục ông ấy nắm được về mặt chuyên môn. Còn phường thì không có cán bộ làm công tác giáo dục mà toàn là cán bộ kiêm nhiệm.” – Ông Đào Trường Quảng – Phó chủ tịch UBND phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.

Các đơn vị khác ví dụ như giáo dục rồi các thứ người ta mới kiểm tra được quy trình. Còn phường quản lý nhà nước thì chỉ khi có đơn trình báo thì lúc đấy mới phát hiện.” – Ông Nguyễn Quang Thắng – Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Kết quả sau khi sự việc được trình báo bạn có thể xem tại: Kiểm tra hoạt động của Sky Edu

Những cánh cửa không chỉ khóa trái mà tất cả các tấm biển hiệu đã biến mất. Đơn vị kiểm tra liên ngành xác định: Vụ việc có dấu hiệu lừa đảo. Chủ cơ sở bỏ trốn nhưng chưa có kết quả xử phạt do cả 4 cơ sở được xác định là không tổ chức đào tạo và dạy ngoại ngữ.

Họ không dạy ngoại ngữ. Họ không đào tạo. Thì mình không phải là đơn vị trực tiếp quản lý cũng như là liên quan.” – Bà Nguyễn Thị Diệp Hồng – Phó Trưởng phòng giáo dục thường xuyên chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Hà Nội.

Tuy nhiên, theo những gì phóng viên có được lại chứng minh điều ngược lại. Không chỉ quảng cáo rầm rộ trên Facebook, mạng Internet với lời mời chào hấp dẫn. Và thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ giữa các học viên. Trung tâm này còn in cả giáo án và đồng phục cho các khóa học ngoại ngữ của mình. Dưới đây là những đoạn phỏng vấn các nạn nhân:

1 tháng là mở ra 2 khóa. Cái khóa em đăng ký là 12. Còn đến lúc hôm em nói chuyện với cô em bảo là đang học dở khóa 16 rồi.

Khóa phát âm của bọn em. Em thấy học xong 14 buổi mới học xong 1 khóa phát âm. Mới cả học thêm mấy cái ví dụ như là giao tiếp cơ bản. Thì còn tận 20 buổi là bọn em chưa học.

Thêm 1 bằng chứng không thể chối cãi. Chính phóng viên dã tham gia vào lớp đào tạo tiếng Anh của Sky Edu. Được tổ chức cách đây gần 1 tháng vào các buổi chiều trong tuần.

Vậy mà chỉ sau 1 buổi kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành và sở GD&ĐT Hà Nội đã có thể khẳng định không có hoạt động giảng dạy gì ở đây.

 

Vậy với những bằng chứng không thể chối cãi này, các bên liên quan sẽ có trách nhiệm gì? Khi nào thì chính quyền địa phương và Sở GD&ĐT Hà Nội  mới thôi đá qua lại quả bóng trách nhiệm cho nhau? Chỉ có điều đây không phải là cuộc chơi mà là cuộc sống với những con người thật, hậu quả thật. Và chỉ khi xác định được rõ trách nhiệm của các bên liên quan, thì những hành vi vi phạm pháp luật của hàng loạt trung tâm ngoại ngữ lừa đảo sinh viên mới được phơi bày và xử lý thích đáng. Hàng trăm sinh viên đang muốn đòi lại quyền lợi chính đáng của mình cũng đang rất trông chờ vào kết quả này. Rất mong sẽ có bản án thích đáng cho những kẻ lừa đảo này.

Xem bài tiếp theo trong Series

<< Gương mặt phía sau sự đóng cửa của hàng loạt trung tâm Anh ngữ Phản hồi của Sở GD&ĐT về những trung tâm đào tạo lừa đảo sinh viên >>

Related Post