Chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS online tại nhà

Có rất nhiều người có ý định tự học IELTS tại nhà. Không sai. Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải xác định mục tiêu IELTS bao nhiêu điểm đã. Nếu tự tin vào khả năng của mình thì tiếp tục đọc thôi. 7.0 là số điểm An đã đặt ra và thực hiện thành công. Dưới đây là những chia sẻ mà bạn ấy đã đúc kết sau những ngày luyện thi IELTS online tại nhà. Hãy cùng Evergreen học hỏi nha!

Có thể bạn muốn đọc: Đặt mục tiêu IELTS và Kinh nghiệm và phương pháp tự học IELTS

Kinh nghiệm luyện thi ITELS tại nhà đạt 7.0

Hello mọi người.

Mình là An, hiện tại là sinh viên y năm 4 ở Huế.

Mình thi IELTS Academic tại trung tâm học liệu Huế (BC) ngày 02/06/2018 với kết quả overall 7.0.

So với nhiều cao thủ ở đây thì 7.0 có lẽ không cao nhưng mình viết note này hi vọng sẽ có ích cho những bạn đang tự học IELTS và mong muốn đạt được kết quả như trên. 

Về nền tảng: Ngữ pháp và từ vựng tương đối. Đã từng học thêm một số lớp AV trước đây. Nhưng xét 4 kỹ năng thì gần như chưa có gì đáng kể trước khi vào đại học.

Ngữ pháp, từ vựng,… phải khá ổn đã thì mới nên ôn thi IELTS. Hãy dành thời gian cho những gì căn bản.

Quá trình học: Mình đã xác định thi từ lâu nên hằng ngày tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể. Tập trung ôn cật lực chỉ vào khoảng 3-4 tháng cuối cùng – những ngày này dành 3-4h để ôn thi.

Trước đó thì tìm hiểu cấu trúc, dạng đề và những thứ linh tinh khác. Kỹ năng làm các dạng đề và tip làm bài mọi người có thể tra Google nhé, nhiều vô số kể luôn. Mình chỉ chia sẻ ở đây sơ lược ôn tập mỗi kỹ năng. 

I. Reading

  • Các tài liệu đọc và nghe, muốn biết về cái gì thì mình gõ ngay trên Google, nghe thì trên Youtube. Mỗi ngày đều nghe và đọc như 1 thói quen. Đọc, nghe những gì mình thích. Khoa học, lịch sử,… rất tốt cho luyện đọc.
  • Wikipedia tiếng Anh: Mẹo – Mọi người có thể tìm kiếm trang chủ đề wiki tiếng Việt rồi chuyển sang đọc trang tiếng Anh ở phần “Ngôn ngữ khác” phía bên trái.
  • Trang wikihow.com – how to do anything: 1 trang rất thú vị, ngữ pháp từ vựng khá cơ bản và kiến thức rất practical. Trước khi tập trung ôn thi, 1 ngày mình đọc 1 bài viết trên trang.
  • ** Không nên đâm đầu vào bài viết quá khó để rồi cứ băn khoăn tìm từ vựng ngữ pháp rồi mỏi mệt bỏ cuộc. Hãy đọc bài đọc cho cảm giác “hiểu”, TỪ VỰNG DÒ XONG QUÊN LÀ CHUYỆN BÌNH THƯỜNG, đừng nản! Sẽ gặp lại và sẽ nhớ thôi. ^^
  • Mình còn làm cuốn “IELTS READING STRATEGIES FOR THE IELTS TEST” để quen dạng bài làm. Trước khi tập trung ôn thi nên hoàn tất cuốn này.

4 tháng cuối thì luyện đề, chỉ cần luyện Cam 7-13, Reading actual test (5 tập) (khá khó so vs Cam), bộ IELTS PRACTICE TEST PLUS 2,3 (làm nếu có thời gian). Bấm thời gian thật 1 hoặc 2 ngày 1 đề, tùy mỗi người. Nhưng quan trọng nhất là phải sửa bài kỹ sau khi làm – hiểu câu văn cấu trúc dùng trong câu, từ vựng có thể đoán theo ý nghĩa câu văn rồi dò lại sau. Không quá đặt nặng học thuộc từ vựng ngay lúc sửa bài, đọc nhiều làm nhiều ắt sẽ nhớ.

Mình dùng oxforddictionaries.com, rất hay còn có từ đồng nghĩa rất thuận tiện cho phần viết. Khi ôn mệt quá, hoặc gặp những từ chuyên ngành, ít gặp, thì có thể tra bằng Lingoes.

Xong các cuốn ở trên thì có thể tự tin thi trên 8 READING rồi. 

II. Listening

Mình thường xem video thường thức về các chủ đề cụ thể, vừa tập trung vào hiểu nội dung, nguồn từ Youtube. Ngoài ra còn nghe nhạc xem lời, nghe truyện,… Cá nhân thấy xem phim, gameshow không tốt để giúp ôn thi hay học tiếng Anh nói chung. 

4 tháng luyện đề mình dùng bộ Cam 7-13, Listening actual test (4 tập), IELTS PRACTICE TEST PLUS 3. Trước khi làm bài như thi thật, mình tập chép chính tả section 3, 4 Cam 7 – Cam 9, thấy khá hiệu quả. Đặc biệt là nghe chi tiết hay số nhiều nhưng không duy trì lâu được vì cách này thật sự chán. Lúc đầu làm từng section cho quen dạng, sau đó để dành khoảng 15 test cuối thì làm như thi thật.

Lưu ý: Cũng như READING, sửa bài cực kỳ quan trọng. Sau khi hoàn tất 1 test và chấm điểm, mình nghe lại bài. Chú tâm nghe kỹ, nghe đi nghe lại nhiều lần câu đó nếu chưa tìm ra được đáp án phù hợp với sách. Sau đó vừa đọc script vừa nghe. Và nghe thêm lần cuối không đọc script để chắc rằng mình nắm hoàn toàn nội dung bài nghe.

** Mọi người chú ý dạng nghe điền tên các bộ phận nhé, vô thi bị xoắn ngay dạng bài đó, mất liền tù tì 3-4 câu 

III. Writing

Nên hệ thống lại các dạng (cả 2 parts) rồi bắt đầu ôn tập. Như vậy sẽ cho 1 lộ trình rõ ràng hơn. 

1. Part 1

Phần này mình tìm hiểu cách viết các dạng đề trước. VD part 1 có bao nhiêu dạng (cột, bánh, process,…), mỗi dạng như vầy luyện tập thật nhiều và chỉ viết theo 1 kiểu. Mình hay tìm bài mẫu của simon rồi viết theo.

Điều quan trọng phải thu lượm được các từ ngữ quan trọng trong mô tả các dạng bài liên quan. Lưu ý: Mỗi dạng ưu tiên 1 số từ vựng riêng. Đọc bài mẫu, viết lại => lặp lại, dần dần đặc điểm từng dạng sẽ lộ rõ điểm chung điểm riêng. Lúc đầu mình rất bối rối khi làm part 1 vì không có ai hướng dẫn cụ thể và rất mơ hồ nên cứ làm đại. Và tìm ra được phương pháp khá hiệu quả như trên 

2. Part 2

Tìm hiểu kỹ bố cục 1 bài hoàn chỉnh. VD mình luôn làm 4 đoạn (Mở bài – đoạn 1 – đoạn 2 – Kết). Tìm hiểu các dạng bài (discuss, opinion,…). Mỗi dạng lại có điểm chung và riêng, cần đọc bài mẫu và thực hành nhiều mới bao quát được.

Ban đầu chọn 1 dạng bài (VD discuss) rồi chỉ viết theo dạng đó thôi. Hết dạng này rồi chuyển qua dạng khác. Có thể đọc bài mẫu tìm từ vựng sau đó tự viết lại. Ban đầu hãy chăm chút từng cấu trúc từng từ vựng một. Khi quen hãy viết căn thời gian như thi thật. Để thuận tiện thì sau khi viết ra giấy mình đánh máy để gửi lên Grammarly.com sửa các lỗi cơ bản và sau đó có thể in ra nhờ ai đó sửa trực tiếp rất tiện.

  • Grammarly.com: Trang web sửa cấu trúc, từ vựng của đoạn văn, dùng free tuy bị hạn chế chức năng nhưng đây thật sự là 1 trang tuyệt vời. Viết xong bài nào mình đều copy vào trang để xem xét những lỗi sai, học hỏi rất nhiều.
  • Tra từ vựng bằng oxforddictionaries.com. Một số bạn dùng oxfordlearnersdictionaries.com mình thấy cũng ok, mục đích chính là tìm từ đồng nghĩa. VD: Từ các từ như “important” không hay, tra tại trang sẽ cho ra các synonyms cực kì giá trị cho bài viết luôn. 

** Hãy cố gắng tìm ai đó giỏi phần viết để sửa bài, tiết kiệm thời gian và đỡ phải mày mò các lỗi sai.

IV. Speaking

Hoàn toàn có thể luyện 1 mình nhưng nên tìm người luyện tập cùng để cho khỏi chán. Người đó cũng phải tốt, có thể giúp phát hiện và sửa các lỗi sai. Mình tập nói cho trôi chảy các vấn đề cơ bản từ cơ bản đến phức tạp và quan trọng là phải kiên trì. Khi khá tự tin rồi thì tìm các câu hỏi part 1 và một vài đề part 2, 3 để luyện tập trước. Sau đó thì dùng đến bộ đề dự đoán. Mình chỉ tập trung part 2 và 3.

Nhận thấy dự đoán khá chính xác nên part 2 mình lên dàn ý vào vở (dạng gạch đầu dòng thôi) và tập nói trôi chảy theo dàn ý đó. Hết 50 đề thì quay lại luyện tập từ đầu, đọc qua part 3 để lấy ý tưởng trả lời cho chủ đề tương ứng.

Vì dành quá ít thời gian ôn Speaking và Writing nên điểm không được cao. Mình từng đi thi thử 1 trung tâm thì cho kết quả Speaking 8 nhưng đi thi thì tụt thê thảm. Và Writing cũng cách xa kết quả thi thật nên nghĩ rằng 2 kỹ năng này thật không dễ gì tự học và tự đánh giá. Tìm được 1 bạn giỏi hơn, 1 người thầy giúp đỡ thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

Vào thi khá hồi hộp, thi liên tục nên dễ mệt, nhất là phần viết cuối cùng. Mọi người chú ý đừng bỏ sót dạng nào của các kỹ năng nhé. Năng lực tốt thi sẽ tốt, nên đừng trông đợi vào các tip hay chiến thuật quá nhé. ^^

Chúc mọi người may mắn!

_ An Đặng (group Facebook IELTS NGOC BACH) _

Related Post