Cấu trúc câu điều kiện và những lưu ý quan trọng

Cấu trúc Câu Điều Kiện (Conditional Sentences) có lẽ không còn xa lạ gì với những ai đã từng học tiếng Anh trên ghế nhà trường nữa. Cái thời mà còn là học sinh ấy, mình tổng hợp từ a-z các loại Câu Điều Kiện rồi hỗn hợp các kiểu. Giờ thì ta chỉ cần quan tâm đến những loại thường dùng thôi. Học tiếng Anh giao tiếp mà. Đừng để ngữ pháp khiến bạn phân tâm khi nói chuyện. Giờ cùng học lại chút Câu Điều Kiện do Ms Én tổng hợp lại trên Evergreen nha!

Mình lưu ý chút, kiến thức cơ bản các bạn xem trong ảnh do Ms Én biên soạn là đủ. Những nội dung mình viết phía dưới là những mẹo học thuộc cấu trúc Câu Điều Kiện (cấu trúc if) hay những kinh nghiệm của mình (lâu lắm rồi cũng quên khơ khớ) :p conditional sentences type 0, 1, 2, 3, mixed types

  • Can là đại diện của động từ khuyết thiếu/khiếm khuyết (modals) thời hiện tại như may, must, shall,…
  • Could là đại diện của động từ khuyết thiếu/khiếm khuyết (modals) thời quá khứ như might, must, should,…
  • Will bạn có thể hiểu là thì tương lại
  • V(inf) là Verb thể infinitive: Động từ nguyên thể không “to”
  • V(ing) là Verb thể gerund: Động từ dạng -ing (V-ing)
  • V(ed) là dạng -ed của động từ
  • V(pp) là dạng quá khứ phân từ 2 của động từ (Past Participle)

I. Câu Điều Kiện loại 0

Conditional Sentences type 0 structure

1. Cách sử dụng

Câu Điều Kiện loại 0 diễn tả chân lý, định nghĩa, tiên đề,… Tức đây là điều luôn đúng trong điều kiện cơ bản. Như bài tập hay có là Trái Đất quay quanh Mặt Trời, 1 ngày 24h,…

2. Cấu trúc Câu Điều Kiện loại 0

If + S + V(hiện tại đơn), S + V(hiện tại đơn)

3. Example

If you have 10 billion dollars, you are a billionaire.

II. Câu Điều Kiện loại 1

Conditional Sentences type 1 structure

1. Cách sử dụng

Câu Điều Kiện loại 1 diễn tả những điều kiện, giả sử có thể xảy ra hay có thực ở hiện tại hoặc tương lai

2. Cấu trúc Câu Điều Kiện loại 1

If + S + V(hiện tại đơn), S + will/can + V(inf)

Cách học thuộc dễ nhớ: If do, will do

3. Exempli gratia

If you go shoppping, I’ll do, too.

III. Câu Điều Kiện loại 2

Conditional Sentences type 2 structure

1. Cách sử dụng

Câu Điều Kiện loại 1 diễn tả những điều kiện, giả sử không thể xảy ra hay không có thực ở hiện tại

2. Cấu trúc Câu Điều Kiện loại 2

If + S + V(quá khứ đơn), S + would/could + V(inf)

Cách học thuộc dễ nhớ: If did, would do

3. For Example

If I had wings, I could fly.

IV. Câu Điều Kiện loại 3

Conditional Sentences type 3 structure

1. Cách sử dụng

Câu Điều Kiện loại 0 diễn tả những điều kiện, giả sử không thể xảy ra hay không có thực trong quá khứ

2. Cấu trúc Câu Điều Kiện loại 3

If + S + had V(pp), S + would/could + have + V(pp)

Cách học thuộc dễ nhớ: If had done, would have done

3. Ex

If you had worked harder, you would have more money

V. Câu Điều Kiện loại kếp hợp

Trước mình hay gọi câu điều kiện dạng hỗn hợp

Conditional Sentences mixed types structure

1. Cách sử dụng

Câu Điều Kiện loại kết hợp/hỗn hợp diễn tả những điều kiện, giả sử có nguyên nhân trong quá khứ nhưng lại ảnh hưởng đến kết quả ở hiện tại. (Thường có thêm chữ “now” hay “at present“)

2. Cấu trúc Câu Điều Kiện loại kết hợp

If + S + had V(pp), S + would/could + V(inf)

Cách học thuộc dễ nhớ: If had done, would do

3. Eg

If you had worked harder, you wouldn’t be fired now.

VI. Cấu trúc Câu Điều Kiện đặc biệt

Những lưu ý khi sử dụng Câu Điều Kiện

1. Unless ~ If … not …: Trừ khi, Nếu… không…

Ex: Unless you work hard, you can’t finish it in time.

~ If you don’t work hard, you can’t finish it in time.

~ If you work hard, you can finish it in time.

2. As long as ~ If: Miễn là

Ex: As long as you try your best, you can do it.

~ If you try your best, you can do it.

3. Provided/Providing ~ If

Eg: Provided/Providing that he is keen on studying, he will pass the exam.

~ If he is keen on studying, he will pass the exam.

4. Without + N ~ But for + N ~ If it be not for + N: Nếu không có

Thường dùng với câu điều kiện loại 3

Ex: Without/But for your help, I would not have recovered that fast.

~ If it had not been for your help, I would not have recovered that fast.

VI. Cách tiếp cận Câu Điều Kiện theo hướng khác

Dạng cấu trúc “would + V(inf)” còn được gọi là thì tương lai trong quá khứ. Cũng như có 3 thì cơ bản là quá khứ, hiện tại và tương lai thì các động từ khuyết thiếu cũng có 3 thời giảm dần theo thời gian của nó là tương lai, tương lai trong quá khứ và tương lai hoàn thành trong quá khứ.

Will + V(inf)” > “Would + V(inf)” > “Would have V(-pp)” (thời gian lùi dần)

Bạn cứ giảm dần thì theo mỗi điều kiện đề ra sẽ ra cấu trúc của Câu Điều Kiện:

  • Loại 1: If hiện tại, tương lai
  • Type 2: If quá khứ, tương lai trong quá khứ
  • Loại 3: If quá khứ hoàn thành, tương lai hoàn hành trong quá khứ

Nó áp dụng trong rất nhiều thì và dạng cấu trúc câu đấy. Nếu bạn có thể tiếp cận theo cách này thì gặp những cấu trúc khác sẽ thấy rất đơn giản.

 

Như vậy chúng ta đã được học lại về cấu trúc Câu Điều Kiện cơ bản như cấu trúc If. Chúng ta sẽ không nghiên cứu quá sâu về ngữ pháp. Những cấu trúc trên đã quá đủ cho việc giao tiếp hàng ngày rồi. Cùng học tiếng Anh với Evergreen mỗi ngày thôi.

Related Post