Khi lướt Facebook, bạn ít nhất cũng vài lần thấy cụm từ cà khịa rồi phải không? Hàng loạt ảnh chế hay câu nói liên quan đến hành động khẩu nghiệp này xuất hiện khắp nơi trên Internet. Vậy cà khịa là gì mà nó lại trở thành hot trend trên mạng xã hội như vậy. Cùng Evergreen tìm hiểu nha!
Bạn có muốn biết ý nghĩa chill là gì? hay thicc nghĩa là gì?
Mục lục:
1. Cà khịa là gì?
Cà khịa trên Facebook là hành động khẩu nghiệp, đâm chọt, gây sự khiến người khác khó chịu nhưng lại giúp bản thân hả hê, thích thú, đem lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người. Cà khịa bắt nguồn từ tiếng địa phương miền Tây. Có người thì mỉa mai một cách tế nhị, thành lịch khiến mọi người đều vui vẻ. Nhưng cũng có khi việc cà khịa là không phù hợp với hoàn cảnh khiến ai nấy đều phần nộ hay cả cộng đồng mạng dậy sóng. Thế nên, hãy biết lượng sức mà cà khịa đúng người, đúng thời điểm và đúng post để khiến bạn trở thành trung tâm, được người khác ngưỡng mộ, comment và bày tỏ cảm xúc, cho ngàn like nha.
Theo Wikipedia, cà khịa từ ngữ địa phương miền Tây vay mượn từ tiếng Khmer, có nghĩa là cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau hoặc xen vào chuyện riêng người khác. Khịa có nghĩa là bịa đặt, bịa chuyện, được biến tấu từ chữ bịa. Nó cũng gần nghĩa với mấy cụm từ cà chớn, cà nhắc đấy.
Những từ đồng nghĩa với cà khịa: đá xoáy, mỉa mai, đâm chọc, đâm chọt, bóng gió,…
Lưu ý khi đi cà khịa
Cà khịa vốn chỉ dùng để chém gió trên mạng hay nói chuyện vui vẻ với bạn bè nhưng nên nhớ bạn có thể tạo niềm vui cho nhiều người nhưng chắc chắn sẽ khiến ai đó khó chịu. Nếu đó là bạn bè thân thiết thì không sao nhưng chỉ quen biết sơ sơ thì tốt nhất là nhắn tin xin lỗi nếu thấy để lại hậu quả không tốt. Còn đi cà khịa trên mạng thì cứ vô tư làm anh hùng bàn phím (AHBP) đi. Có ai biết mình là ai đâu, nó chửi thế thì kệ nó chứ, làm gì được mình nào. Nói vậy chứ cái gì quá cũng không tốt đâu. Cà khịa cũng nên biết chừng mực 1 tý nha!
Cà khịa tiếng Anh là gì?
Cà khịa có thể hiểu là troll, trêu chọc, tranh cãi với ai đó
Cà khịa | (v) | troll | Châm chọc, trêu chọc |
to pick an argument (with sb) | Tranh cãi, cãi nhau | ||
to pick an quarrel (with sb) | Tranh luận, tranh cãi |
Những câu cà khịa hay trên Facebook
Dưới dây là những cụm từ hay gặp với cà khịa:
- Trong tất cả các loại cà, mình thích nhất là cà khịa
- Nhân chi sơ, tính cà khịa
- Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui một mình
- Cà khịa 1 chút thì vui, cà khịa nhiều chút thì vui nhiều lần
- So với việc yêu đương thì mình hợp với việc đi cà khịa hơn
- Cà khịa là gì? Có ăn được không?
- Cà khịa là đam mê, nghiệp quật là thử thách
2. Khẩu nghiệp là gì? Làm sao để tránh khẩu nghiệp?
Khẩu nghiệp là nghiệp sinh ra từ miệng, lời nói tạo nghiệp. Khi bạn nói bất cứ điều gì, nó đều có tác động tốt xấu đến người khác, có lợi với người này nhưng sẽ bất lợi với người nọ, gây ra hậu quả trực tiếp nhưng cũng có thể để lại hệ quả lâu dài. Khẩu nghiệp chính là cái ác từ lời nói tạo ra những hậu quả xấu, có thể gây hại cho bạn và những người xung quanh.
Trong Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất. Nó ảnh hướng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống từ tình yêu, bạn bè đến gia đình, sự nghiệp,… Khi lời nói gây tổn thương cho người khác, đặc biệt là người bạn thương yêu, nó có thể để lại hậu quả mà bạn sẽ hối hận mãi mãi về sau.
Nghĩa thì vậy chứ khẩu nghiệp trên Facebook thì nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đây là một xu hướng, trends đang nổi. Nó chỉ la cách nói vui về việc không vừa mắt một vấn đề mà chẳng cần tìm hiểu đã buông lời khó nghe, chửi rủa, thậm chí mạt sát người khác hay sự việc nào đó. Nhiều khi quá lạm dụng khẩu nghiệp mà chê bai, chỉ trích chỉ vì “mình thích thì mình làm thôi”.
Vậy làm sao để tránh khẩu nghiệp?
Người xưa đã dạy rồi, phải “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”, “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ngoài ra, trong Phật pháp có dạy 4 điều sau: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói 2 chiều, không nói lời ác, lời tục tĩu. Thêm một điều nữa, không nên Vọng Ngữ, Vọng Ngữ là biết thì nói không biết, không biết thi nói biết, cao cống ngã mạn, tự cao tự đại, đao to búa lớn thùng rỗng kêu to, đứng giữa đám đông nói lời không lợi ích, nói lời sai trái mà cứ cho là đúng, ví như chưa chứng mà nói đã chứng thì đó la đại Vọng Ngữ, cứ la làng lên ta là bậc tu đã giác ngộ, ta là thần thánh, ta có thể ban phước giáng họa,… lợi dụng mọi người cung phụng cho mình… đó là Đại Vọng Ngữ, tội thật vô cùng lớn.
3. Nhân chi sơ tính cà khịa là gì?
Nhân chi sơ tính cà khịa là câu nói lái từ “Nhân chi sơ tính bổn thiện” trong Tam Tự kinh của Khổng tử, tức là con người khi sinh ra ai chẳng có tính cà khịa. Đây là một câu nói chế vui trên Facebook theo trào lưu cà khịa 2019.
Dưới đây là nguyên văn:
Nguyên văn | Dịch nghĩa |
Nhân chi sơ, tính bổn thiện; | Con người khi sinh ra vốn đều có tính tốt |
Tính tương cận, tập tương viễn. | Tính ấy gần giống nhau nhưng do thói tục mà khác nhau. |
Cẩu bất giáo, tính nãi thiên; | Nếu không dạy thì cái tính ấy thay đổi |
Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên. | Cách giáo dục là lấy chuyên làm trọng. |
4. Phân biệt cà khịa và khẩu nghiệp
Cà khịa khác gì với khẩu nghiệp? Cà khịa là một hành động khẩu nghiệp. tức là cà khịa chỉ là một cách khẩu nghiệp thôi. Khẩu nghiệp mang ý nghĩa bao quát mọi vấn đề trong cuộc sống. Còn cà khịa chỉ hướng đến một đối tượng cụ thể mang một âm mưu sẵn có với mục đích sâu xa để tạo nên những cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố (niềm vui vẻ của kẻ đi cà khịa và sự bực tức của kẻ bị cà khịa + suy nghĩ trái chiều của người đọc). Khi sử dụng từ cà khịa, ta thấy có vẻ sang và nhẹ nhàng, văn hoa hơn, ý chỉ những việc dòm ngó, nói xỉa chuyện người khác theo hướng “thanh lịch” hơn.
5. Những meme, ảnh chế về cà khịa trên Facebook và MXH
Như vậy bạn đã biết cà khịa là j rồi đúng không? Nhớ phân biệt khẩu nghiệp và cà khịa để chém cho chuẩn đấy. Từ giờ phải chăm đi cà khịa thôi. Đùa chứ, khẩu nghiệp là không tốt đâu. Một trong những nghiệp nặng nhất theo Phật giá đấy. Cố gắng tích đức trước khi khẩu nghiệp nha! Đừng quên theo dõi Evergreen để hiểu nhanh những trends đang hot trên MXH.